Cách chọn Amplifier và Effect là kinh nghiệm của nhiều người đã từng sử dụng các loại ampli này. Xin chia sẻ một bài viết được những người có kinh nghiệm chia sẻ trước đây.
Các vấn đề khi chọn Amplifier và Effect
– Không biết nên mua phơ (amp) gì để chỉnh được ra tiếng giống như của “thần tượng”
– Không hiểu biết đúng về các loại phơ dẫn đến việc mua thừa (thiếu) hoặc ko mua đúng loại mình cần
– Kinh phí hạn hẹp
Vậy là sao mua được một bộ đồ nghề phù hợp với sở thích và túi tiền của bạn đây ?
Trước hết, bạn cần phải biết được chức năng của từng loại, phơ là gì, amp là gì. Về nguyên tắc, bạn chỉ cần một cây guitar và 1 con ampli là xong (ampli ở đây hiểu là phần khuếch đại công suất và thùng loa). Có thể so sánh ampli của guitar điện cũng giống như thùng đàn của guitar thùng vậy, cả 2 đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tiếng đàn đặc trưng. Có rất nhiều nghệ sĩ trên thế giới cũng như dân chơi nghiệp dư chỉ sử dụng guitar và amp là chính, các effect khác chỉ gọi là thêm mắm thêm muối thôi.
Cấu tạo của 1 amp thông thường gồm các bộ phận sau :
Tiền khuyếch đại (preamp) ->Âm sắc (EQ, hay tone stack) ->FX Loop -> Khuyếch đại công suất -> Loa.
Mạch preamp dùng để khuếch đại tín hiệu từ đầu vào đến một ngưỡng nào đó vừa đủ để cho mạch khuếch đại công suất làm việc. Nghe thì hơi lằng nhằng nhưng ví dụ sau sẽ giúp các bạn hiểu rõ chức năng cơ bản của bộ preamp là gì. Giả sử bạn có 1 loa vi tính, 1 ipod và 1 cái micro và khi bạn cắm loa vi tính vào ipod thì khi play ipod, loa sẽ phát ra âm thanh từ ipod. Nhưng cùng 1 đường tín hiệu đó, nếu cắm trực tiếp micro vào loa vi tính thì sẽ không nghe thấy gì hoặc là nghe rất bé.
Đó là vì tín hiệu từ micro chưa được khuếch đại đủ mạnh để cho loa (khuếch đại công suất) làm việc. Chức năng thứ hai của preamp là tạo ra tiếng guitar đặc trưng. Mỗi một hãng amp khác nhau có cách thiết kế mạch preamp khác nhau, cho ra tiếng của mỗi loại amp khác nhau. Nổi tiếng, và được ưa chuộng nhất trên thế giới phải kể đến 3 hãng, đặc trưng cho 3 loại tiếng khác nhau như : Fender – mạnh về tiếng clean, Marshall – mạnh về tiếng overdriver và Mesa Boogie – mạnh về tiếng dist.
Phần EQ là để chỉnh âm sắc cho amp.
FX loop : Đây là 1 khái niệm tương đối lạ với các bạn mới, xin giải thích như sau: trong các loại pedal dùng với guitar, không phải pedal nào cũng cắm trước amp như các bạn tưởng. Các loại pedal như : compressor, overdriver, dist. EQ (tạm gọi là pedal loại 1) thường hay cắm trước amp. Còn các loại pedal tạo FX, như : chorus, delay, reverb, flanger (pedal loại 2) thường cắm sau preamp và trước phần khuếch đại công suất.
-Sơ đồ như sau :
Guitar -> Pedal loại 1 -> Preamp -> EQ -> Pedal loại 2 -> Khuếch đại công suất.
Như vậy FX loop chính là nơi để bạn cắm pedal loại 2. FX loop thường bao gồm 2 jack cắm : Send và Return. Send dùng để gửi tín hiệu từ preamp đến pedal loại 2, còn Return dùng để gửi tín hiệu từ pedal loại 2 về amp.
Power amp và loa cũng quan trọng không kém gì phần preamp, cũng đóng 1 vai trò quan trọng trong việc tạo ra âm thanh đặc trưng cho một amply, nhất là các amply dùng bóng đèn. Phần power amp, trước hết, người ta quan tâm đến kiểu của nó: là class A hay AB, là single end hay Push Pull.
Mỗi loại này cho ra 1 sound rất đặc trưng, đại loại như: amp class A hoặc là single end cho ra tiếng clean rất hay, tuy nhiên tiếng tè không hay lắm. Ví dụ cho loại amp này là amp VOX AC30 (có Bryan May – Queen dùng). Sau đó là loại bóng dùng cho amply. Các amply có nguồn gốc từ Mỹ thì thường dùng bóng 6V6 (cho amp công suất thấp) và 6L6 cho các amply công suất cao
Còn các amply Anh thường dùng bóng EL84 và bóng EL34. Ngay cả từng loại bóng, khi thay các đèn của hãng khác nhau, hoặc thậm chí đèn cùng hãng thì sound cũng đã thay đổi ít nhiều rồi. Về công suất của power amp cũng quan trọng. Một tube amp 5W là kêu đủ to trong 1 căn hộ chung cư, 1 tube amp 18W là đủ xài để đánh trong club. Tuy nhiên bây giờ tôi không nói đến độ to của amply mà muốn nói đến công suất cũng ảnh hưởng đến sound. Bạn có thể cho rằng: mua amp 50W rồi vặn nhỏ lại để chơi trong nhà, và vặn lớn khi diễn live trên sân khấu thì tiện dụng hơn chứ. Nghe thì có vẻ đúng nhưng không phải ai cũng muốn như vậy. Vì power amp, ngoài chuyện khuếch đại ra, thì khi bắt nó hoạt động hết công suất, nó cũng làm méo tiếng tương tự như các bóng preamp.
Overdriver sound của bóng công suất tuy không méo nhiều nhưng lại có phần dynamic hơn, nghe khỏe khoắn hơn. Có thể Van Halen dùng thủ thuật “ép” đèn hoạt động vượt ngưỡng cho phép, khiến đèn hư rất mau, chỉ đánh vài tiếng là phải thay đèn, nhưng đổi lại, cho ra sound rất đặc trưng. Dân nghe nhạc nói chung đều biết màng loa, củ loa, thùng loa đóng góp rất nhiều vào chất âm. Trong lĩnh vực guitar cũng vậy. Trước hết là loại loa, dân chơi rock nặng thường chuộng celestion V-30, trong khi chơi classic rock lại thích greenback hơn. Số lượng loa cũng quan trọng. Từ 2, hoặc 4 hay 8 loa cho âm lượng và âm thanh khác nhau.
Người chơi rock nặng thì ít nhất phải từ 2 loa trở lên, còn nhạc chơi jazz hay blues thì 1 loa cũng tạm được. Kích thước và chất liệu làm thùng loa cũng rất quan trọng. Không phải tự nhiên 1 bộ cabinet 4×12 V-30 có giá là 400$, nhưng cũng có 1 bộ cabinet 2×12 V-30 có giá 1500$. Nhứng người chơi rock nặng nếu dùng cabinet 2×12 thì cũng đóng thùng to hơn, cho nhiều bass hơn. Việc cabinet kín hoặc hở sau (open back) cũng làm cho sound khác.
Nói chúng thì phải có đủ cả 3 phần gồm preamp, power amp kết hợp với cabinet nữa thì mới cho ra âm thanh mong muốn.
Tuy nhiên, để thực hiện được cái điều đơn giản là 1 guitar + 1 amp lại vô cùng phức tạp. Thứ nhất nếu dùng 1 amp mà để cho ra tiếng hay thường rất đắt, có giá từ 500 – 1000$ hoặc hơn. Thứ hai, việc sử dụng và bảo quản các amp này thường rất phức tạp. Các amp này thường chỉ có 1 hoặc cùng lắm là 3 loại tiếng khác nhau, chính vì vậy, người sử dụng phải xác định rõ thể loại nhạc mình chơi, qua đó mua amp phù hợp với dòng nhạc mình chơi, không thể chỉ dùng 1 amp mà chơi được nhiều tiếng khác nhau, để chơi nhiều loại nhạc khác nhau được. Thêm vào đó, khi record hoặc diễn live phải dùng micro, preamp, v.v… gây khó khắn. Khối lượng lớn gây khó khăn trong việc vận chuyển.
Chính vì vậy, người ta mới sinh ra các loại effect, hoặc kết hợp với amp. (phơ cục), hoặc dùng 1 mình (phơ bàn – giả lập), để nhái lại tiếng của amp.
Trên thị trường có rất nhiều các loại Amp, Fuzz và effect khác nhau tuy nhiên chất lượng các sản phẩm này cũng rất đa dạng, tốt có và xấu cũng có rất nhiều. Các bạn có thể thử qua Amp của Roland, Effect của Boss hiện cũng được rất nhiều các nghệ sĩ tin dùng.
Hiện nay bạn có thể mua được các sản phẩm của Amplifier và Effect tại các cửa hàng của Việt Thương hoặc trên Việt thương Shop.